Khi thành lập công ty, bạn phải nộp thuế môn bài. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý đến những loại thuế khác trong quá trình hoạt động của công ty. Thuế môn bài chỉ là loại thuế đơn giản nhất mà bạn phải nộp khi thành lập công ty.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê những loại thuế, nhưng không đầy đủ, mà doanh nghiệp phải nộp. Mục tiêu là để bạn có bức tranh rõ hơn về nghĩa vụ thuế của công ty. Trong thực tế kinh doanh, sẽ có rất nhiều loại thuế phát sinh mà bạn cần phải nghiên cứu cẩn thận.
Thành lập doanh nghiệp phải nộp thuế gì?
Khi thành lập công ty, bạn chỉ phải nộp 1 loại thuế duy nhất là thuế môn bài.
Thuế này được đóng hàng năm, phụ thuộc vào vốn điều lệ đã đăng ký.
- Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: thuế môn bài 2.000.000 VND/năm
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ: thuế môn bài 3.000.000 VND/năm
- Nếu công ty của bạn thành lập từ ngày 1 tháng 7 đến 31 tháng 12 thì chỉ đóng phí môn bài nửa năm, tức là 1.000.000 VND hoặc 1.500.000 VND.
Các loại thuế khác mà doanh nghiệp phải nộp
Sau khi thành lập doanh nghiệp, hằng năm doanh nghiệp còn cần phải chi trả các khoản thuế sau:
1/ Thuế môn bài 2.000.000 hoặc 3.000.000 VND / năm tùy theo vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: thuế môn bài 2.000.000 VND/năm
Vốn điều lệ trên 10 tỷ: thuế môn bài 3.000.000 VND/năm
2/ Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Mức thuế này đóng dựa trên sự chênh lệch thuế GTGT từ doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra xuất từ hóa đơn đỏ và chi phí mua hàng hóa dịch vụ có hóa đơn đỏ của công ty.
Thuế GTGT phải đóng = Thuế GTGT từ Doanh thu – Thuế GTGT từ Chi phí.
Do vậy kinh doanh, nhà đầu tư cần phải cân đối chi phí đầu ra đầu vào cho hợp lý để giảm số tiền đóng thuế VAT.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trực tiếp hoặc hóa đơn thông thường thì không phải nộp.
Tham khảo thêm luật thuế giá trị gia tăng tại đây.
3/ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm từ 20-25% lợi nhuận doanh nghiệp. Loại thuế này nộp khi doanh nghiệp hoạt động có lãi và kết thúc năm tài chính.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 20-25% dựa trên mức chênh lệch (doanh thu thuần) giữ doanh thu bán hàng cung ứng dịch vụ và các khoản chi phí có giấy tờ hợp lệ. Nếu doanh thu thuần nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
4/ Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường sử dụng cho mục đích cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp hoạt động. (Nếu doanh nghiệp không kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường thì không cần nộp).
5/ Thuế xuất nhập khẩu
Chỉ phải nộp khi doanh nghiệp của bạn hoạt động có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.
6/ Thuế sử dụng đất
Thuế sử dụng đất chỉ đóng khi doanh nghiệp thuê đất của nhà nước.
Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên…
Với nội dung trên, chúng tôi hy vọng bạn có sự chuẩn bị tốt và đầy đủ kiến thức khi thành lập công ty.
Liên hệ ngay: 0902 355 922 (Mr. Cảnh)
Để được tư vấn miễn phí và đăng ký dịch vụ.
Tham khảo thêm