Những điều cần biết khi thành lập công ty tại Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các vấn đề cơ bản mà bạn cần hiểu biết trước khi thành lập doanh nghiệp. Với những lưu ý này, bạn sẽ có những sự chuẩn bị tốt hơn trước khởi nghiệp.
Dưới đây là những điều cần biết khi thành lập công ty tại Bà Rịa – Vũng Tàu:
1/ Cơ quan đăng ký kinh doanh
Khi thành lập công ty tại Bà Rịa – Vũng Tàu, bạn sẽ làm việc trực tiếp với 2 cơ quan sau:
- Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 1 Hồ Xuân Hương, P. Thắng Tam, TP. Vũng Tàu.
- Chi cục thuế quận, huyện, nơi đặt trụ sở công ty.
Website để thực hiện đăng ký thành lập và báo cáo thuế:
- Đăng ký kinh doanh: dangkyquamang.dkkd.gov.vn
- Đăng ký và báo cáo thuế: thuedientu.gdt.gov.vn
2/ Thời gian và chi phí thành lập công ty
Thời gian hoàn tất quy trình thành lập công ty là khoảng 25 ngày làm việc, trong đó:
- Sau 3 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu hồ sơ hợp lệ.
- 20 ngày làm việc còn lại, bạn sẽ phải thực hiện các thủ tục khác và làm hồ sơ đăng ký thuế.
Chi phí toàn bộ cho quá trình này là từ 5 – 6 triệu đồng, chưa kể phí dịch vụ nếu bạn thuê đơn vị khác thực hiện. Thông thường, phí dịch vụ khá thấp, chỉ khoảng 500.000 đ – 1.000.000 đ. Bạn nên thuê dịch vụ để tiết kiệm thời gian và giản lược hồ sơ thủ tục phải thực hiện.
Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số chi phí cụ thể khi bạn thành lập công ty:
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký: 100.000 VND
- Bố cáo điện tử: 300.000 VND
- Khắc dấu tròn: 350.000 – 450.000 VND
- Làm bảng hiệu công ty: 200.000 – 300.000 VND
- Phí thành lập hoặc ký quỹ tài khoản ngân hàng (nếu có, tùy ngân hàng): 1.000.000 VND
- Thuế môn bài: 2.000.000 VND/năm (vốn dưới 10 tỷ) hoặc 3.000.000 VND/năm (vốn trên 10 tỷ)
- Mua chữ ký số điện tử: 1.000.000 – 2.000.000 VND/năm
- In hóa đơn giấy hoặc phát hành hóa đơn điện tử (tùy số lượng).
3/ Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
Có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất được lựa chọn tại Việt Nam:
- Doanh nghiệp tư nhân: 1 cá nhân làm chủ và là đại diện pháp luật (Loại hình này có tính rủi ro về mặt pháp lý cao, rất ít người lựa chọn).
- Công ty TNHH một thành viên: 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: gồm 2 cá nhân (hoặc tổ chức) và có không quá 50 cá nhân (hoặc tổ chức) góp vốn, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
- Công ty cổ phần: 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên góp vốn, có thể thuê mướn người đại diện pháp luật.
Thông thường, bạn nên dựa theo số người góp vốn để quyết định loại hình doanh nghiệp. Trong thời gian hoạt động công ty, có thể thay đổi loại hình doanh nghiệp khi cần thiết.
Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh. Bạn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Riêng, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, bạn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của bản thân.
4/ Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Để thành lập công ty, bạn phải có những điều kiện cơ bản sau:
- Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…) (Xem cụ thể)
- Có trụ sở kinh doanh
- Có đủ điều kiện kinh doanh, nếu bạn đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
5/ Ngành nghề kinh doanh
Bạn được phép đăng ký kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Thông thường, một công ty sẽ đăng ký khoảng 15 – 20 ngành nghề.
Ngoài ra, nhiều ngành nghề có điều kiện, bạn phải thỏa mãn những điều kiện này thì mới được phép kinh doanh. Bao gồm:
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ.
- Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
- Ngành nghề yêu cầu có giấy phép kinh doanh con.
Danh sách ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đầy đủ.
6/ Một số công việc cần làm sau khi thành lập công ty
- Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty.
- Lập sổ sách kế toán của DN.
- Báo cáo thuế hàng tháng/ quý
- Báo cáo sử dụng lao động mỗi năm 2 lần
- Báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần
- Đóng thuế môn bài Nộp 1 năm/lần, chậm nhất vào ngày 30/01.
7/ Một số lưu ý khác khi thành lập công ty
Trụ sở công ty: phải có một địa chỉ rõ ràng. Căn hộ chung cư không được sử dụng làm nơi đặt trụ sở chính.
Loại hình doanh nghiệp: Nên căn cứ vào số lượng thành viên để lựa chọn.
Tên công ty: không được trùng tên, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Vốn điều lệ: Do doanh nghiệp tự đăng ký. Không cần chứng minh. Không có mức tối thiểu và tối đa. Trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thủ tục thành lập công ty: Xem hướng dẫn tại đây.
Trên đây là những điều cần biết khi thành lập công ty tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Bạn có thể cần xem thêm những vấn đề sau đây:
Những lưu ý khi thành lập công ty
Thủ tục thành lập công ty TNHH tại Vũng Tàu