Để thành lập công ty TNHH một thành viên, bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản về chủ thể, địa chỉ kinh doanh và điều kiện ngành nghề. Bài viết này gồm nội dung về chủ đề: Thành lập công ty TNHH một thành viên cần những gì?
Thành lập công ty TNHH một thành viên cần những gì?
Để thành lập công ty TNHH một thành viên, cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
1/ Yêu cầu về chủ thể thành lập doanh nghiệp.
Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải:
- Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)
Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, gồm:
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tham khảo thêm điều 17, Luật doanh nghiệp 2020 để xem đầy đủ nội dung về đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp.
2/ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Thông thường, đa số các ngành nghề kinh doanh là không có điều kiện.
Tuy nhiên bạn cần phải tra cứu thật kĩ xem ngành nghề kinh doanh của bạn có yêu cầu về vốn, về giấy phép kinh doanh hay không.
Đây là bước vô cùng quan trọng. Bạn cần phải tham khảo thật kĩ lưỡng thì công ty mới có thể đăng ký và hoạt động đúng pháp luật.
Tham khảo tại đây:
Tra cứu mã ngành nghề. Khi điền hồ sơ, mã ngành nghề phải cụ thể gồm 4 chữ số.
Danh sách ngành, nghề kinh doanh cần có giấy phép con
Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn, vốn pháp định
Danh sách đầy đủ ngành nghề kinh doanh có điều kiện
3/ Điều kiện về vốn
Khi thành lập, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề về vốn pháp định và vốn điều lệ:
- Vốn pháp định (đối với ngành nghề có điều kiện): một số ngành nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp, chủ thể phải đảm bảo được mức vốn này khi đăng ký. Cần phải có văn bản, xác nhận vốn của ngân hàng khi đăng ký.
- Vốn điều lệ: là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/ cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động.
- Đối về các ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp tự đăng ký vốn điều lệ và không cần phải chứng minh.
4/ Trụ sở kinh doanh
Địa chỉ công ty phải rõ ràng gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Căn hộ chung cư không được sử dụng làm địa chỉ công ty (trừ các căn hộ dạng officetel).
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Đối với trường hợp đi thuê mặt bằng, văn phòng hoặc nhà ở riêng lẻ để đặt trụ sở chính, nên thỏa thuận kỹ với chủ nhà về thời gian thuê, giá thuê. Tránh tình trạng phải thay đổi địa chỉ trụ sở chính sau khi đã có giấy phép kinh doanh vì người cho thuê đổi ý, không cho thuê nữa.
Giáo viên có được thành lập công ty TNHH một thành viên không?
Đây là một câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp.
Câu trả lời là có thể và không thể. Tùy thuộc vào hợp đồng giáo viên của bạn.
Hiện nay, giáo viên bao gồm 2 dạng hợp đồng là:
- Giáo viên dạy theo hợp đồng làm việc của viên chức, gọi chung là viên chức. (được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2010 và các quy định hướng dẫn liên quan)
- Giáo viên dạy theo hợp đồng, không là viên chức. (được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012 và các quy định hướng dẫn liên quan).
Trong đó,
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy:
Giáo viên là viên chức: thì không được thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Không được thành lập công ty TNHH một thành viên. Nhưng được tham gia góp vốn, mua cổ phần phổ thông theo điều 17, Luật doanh nghiệp 2020.
Giáo viên dạy theo hợp đồng, không là viên chức: được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp. Được phép thành lập và điều hành công ty TNHH một thành viên.
Thành lập công ty TNHH một thành viên có cần bằng cấp không?
Đây cũng là một câu hỏi thường gặp. Câu trả lời là Không cần bằng cấp.
Trừ trường hợp bạn đăng ký kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện. Một số ngành nghề có điều kiện sẽ đòi hỏi bằng cấp chuyên môn đối với người quản lý…
Vì vậy, một lần nữa, bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ ngành nghề đăng ký kinh doanh trước khi thành lập công ty!
Tham khảo thêm
Những lưu ý khi thành lập công ty