Nếu bạn đang có ý định thành lập chi nhánh tại Vũng Tàu nhưng ngại thủ tục pháp lý và chế độ kế toán – thuế phức tạp, bạn nên thành lập địa điểm kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh là lựa chọn tối ưu
Hiện nay, bạn đã có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở và chi nhánh; căn cứ Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2018.
Với việc sửa đổi này, địa điểm kinh doanh trở thành lựa chọn tối ưu nhất khi doanh nghiệp bước đầu mở rộng kinh doanh cùng tỉnh cũng như khác tỉnh.
Thật vậy, địa điểm kinh doanh có rất nhiều ưu điểm:
1/ Thủ tục thành lập cực kì đơn giản. Chỉ cần 1 mẫu thông báo duy nhất.
2/ Chế độ kế toán phụ thuộc. Không phải báo cáo thuế, chỉ đóng 1 loại thuế duy nhất là thuế môn bài.
3/ Được phép thành lập khác tỉnh
4/ Được phép thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lời
5/ Được cấp giấy phép địa điểm kinh doanh
6/ Thủ tục chấm dứt hoạt động rất đơn giản, không phải báo cáo thuế.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển tất cả các ngành nghề và có thể kí hợp đồng trực tiếp với khách hàng thì thành lập chi nhánh là một lựa chọn bắt buộc.
Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Để rõ hơn về việc – nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh, chúng tôi sẽ phân biệt chi tiết về 2 loại hình phụ thuộc này ở bảng sau đây để bạn có cái nhìn đầy đủ nhất.
Tiêu chí | Chi Nhánh | Địa điểm kinh doanh |
---|---|---|
Chức năng kinh doanh | Có | Có |
Ngành, nghề của công ty mẹ | Được đăng ký tất cả | Được đăng ký một số |
Đặt tên | Phải mang tên doanh nghiệp Có cụm từ “Chi nhánh” | Không bắt buộc mang tên doanh nghiệp Không có cụm từ bắt buộc |
Giấy chứng nhận đăng ký | Có | Có |
Mã số thuế riêng | Có MST 13 chữ số trên giấy chứng nhận | Không mã MST riêng Địa điểm cùng tỉnh: Trụ sở chính kê khai và nộp thuế Địa điểm khác tỉnh: đăng ký mã số thuế phụ thuộc và kê khai tại Cục thuế địa phương. |
Ký kết hợp đồng | Được phép ký hợp đồng kinh tế | Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế |
Hóa đơn riêng | Hạch toán độc lập: Phải có hóa đơn riêng Hạch toán phụ thuộc: có thể có | Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Các loại thế phải nộp | Thuế môn bài Thuế Giá trị gia tăng Thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân | Thuế môn bài |
Con dấu riêng | Hạch toán độc lập: bắt buộc có Hạch toán phụ thuộc: có thể có | Không |
Các loại báo cáo phải nộp | Báo cáo thuế Báo cáo tài chính | Không |
Thủ tục thành lập | Rất phức tạp | Cực kì đơn giản |
Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh | Phải làm thủ tục xác nhận thuế | Không phải làm thủ tục thuế |
Thủ tục chấm dứt hoạt động | Phức tạp Phải quyết toán thuế | Rất Đơn giản Không phải quyết toán thuế. |
Với những tiêu chí so sánh trên, chúng tôi thiết nghĩ bạn đã có câu trả lời cho việc – Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh?
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Như đã đề cập ở trên, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh vô cùng đơn giản.
Hồ sơ gồm có:
- Mẫu Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
- Văn bản ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ (nếu có)
Nộp hồ sơ tại:
Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Địa chỉ: Số 1 Hồ Xuân Hương, P. Thắng Tam, TP. Vũng Tàu
Số điện thoại: 064.3851381 – 064.3526932
Email: [email protected]
Website: http://sokhdt.baria-vungtau.gov.vn/
Hoặc nộp qua mạng tại: dangkyquamang.dkkd.gov.vn
Thời gian trả kết quả: 03 ngày làm việc (hoàn tất).
Tham khảo thêm
Hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty tại Vũng Tàu
Thủ tục thành lập công ty TNHH tại Vũng Tàu
Phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh