Những lưu ý khi thành lập công ty

Những lưu ý khi thành lập công ty tóm tắt những vấn đề quan trọng cần biết, giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng để thành lập và điều hành công ty.

Những lưu ý khi thành lập công ty

Những lưu ý khi thành lập công ty gồm các vấn đề chính sau:

  1. Loại hình doanh nghiệp
  2. Chủ thể thành lập
  3. Vốn điều lệ
  4. Ngành nghề kinh doanh
  5. Tên công ty
  6. Địa chỉ công ty
  7. Thủ tục thành lập
  8. Chi phí thành lập
  9. Thuế môn bài
  10. Lợi ích khi thành lập công ty
  11. Nhược điểm khi thành lập công ty

Loại hình doanh nghiệp

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, bạn căn cứ vào số thành viên tham gia góp vốn. Hiện nay, có 3 loại hình doanh nghiệp được thành lập nhiều nhất là:

  • Công ty TNHH một thành viên: chỉ có 1 thành viên góp vốn và là chủ sở hữu, có quyền quyết định tối cao.
  • Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên: có từ 2 – 50 thành viên góp vốn.
  • Công ty cổ phẩn: có từ 3 cổ đông góp vốn trở lên.

Những loại hình doanh nghiệp này được lựa chọn nhiều vì chúng chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn dựa trên số vốn đã đăng ký.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Cổ phần có ưu điểm vì khả năng huy động vốn cao.

Chủ thể thành lập

Cá nhân/ tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải:

  • Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân
  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…)

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng tài sản, tiền do thành viên góp vốn và cam kết góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập.

Vốn điều lệ:

  • Do doanh nghiệp tự đăng ký
  • Không cần chứng minh
  • Không có mức tối thiểu và tối đa

Tuy nhiên, các ngành nghề có điều kiện vốn pháp định, vốn ký quỹ thì doanh nghiệp phải đăng ký đủ số vốn tối thiểu và có xác nhận vốn từ ngân hàng.

Nên đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm

Vốn điều lệ khi thành lập công ty

Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn, vốn pháp định

Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, được đăng ký nhiều ngành nghề một lúc.

Thông thường, doanh nghiệp nên đăng ký tất cả các ngành nghề có liên quan, từ 15 – 20 ngành nghề là phù hợp.

Riêng các ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải tra cứu và đáp ứng đủ điều kiện khi thành lập.

Tham khảo tại đây:

Tra cứu mã ngành nghề. Khi điền hồ sơ, mã ngành nghề phải cụ thể gồm 4 chữ số.

Danh sách ngành, nghề kinh doanh cần có giấy phép con

Danh sách ngành nghề yêu cầu ký quỹ vốn, vốn pháp định

Danh sách đầy đủ ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Tên công ty

Tên công ty gồm 2 thành phần: “Loại hình doanh nghiệp” và “Tên riêng”. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên công ty:

  • Không được trùng tên với công ty khác. Kiểm tra và tra cứu tên công ty tại đây.
  • Được phép đặt tên công ty bằng tiếng Anh.
  • Công ty TNHH một thành viên chỉ cần ghi loại hình là “Công ty TNHH”, không bắt buộc phải ghi “Công ty TNHH MTV”
  • Nên đặt tên công ty càng ngắn càng tốt.
  • Không nên đặt ngành nghề cụ thể vào tên công ty để dễ dàng cho việc mở rộng kinh doanh trong tương lai.

Địa chỉ công ty

Địa chỉ công ty phải rõ ràng gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Căn hộ chung cư không được sử dụng làm địa chỉ công ty (trừ các căn hộ dạng officetel).

Thủ tục thành lập công ty

Thủ tục công ty gồm nhiều bước, có thể chia 3 giai đoạn:

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh
  • Đăng ký con dấu, tài khoản ngân hàng, chữ ký số, bảng hiệu công ty …
  • Kê khai thuế ban đầu

Thời gian thực hiện: 3 – 25 ngày làm việc

Thủ tục thành lập công ty khá phức tạp nếu như bạn chưa quen, đặc biệt là các thủ tục về thuế. Bạn nên thuê dịch vụ để tiết kiệm công sức và thời gian. Phí dịch vụ thường ở mức khá thấp so với chi phí thành lập, bạn không nên lo ngại.

Xem thêm Thủ tục thành lập công ty TNHH

Chi phí thành lập công ty

Chi phí thành lập công ty từ 5 – 6 triệu đồng, chưa tính phí dịch vụ thành lập công ty.

Xem chi tiết tại Chi phí thành lập công ty

Thuế môn bài

Thuế môn bài được đóng hằng năm, phụ thuộc vào số vốn điều lệ đã đăng ký như sau:

  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 VND/năm
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 VND/năm

Lợi ích khi thành lập công ty

Thành lập công ty có khá nhiều lợi ích. Trong đó, đáng kể nhất là:

  • Khả năng mở rộng quy mô kinh doanh
  • Doanh thu, chi phí được hạch toán rõ ràng
  • Có tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng

Nhược điểm khi thành lập công ty

Khi thành lập công ty, trách nhiệm và nhiều nghĩa vụ khác sẽ phát sinh gồm:

  • Lập sổ sách kế toán và quản lý nhân sự
  • Kê khai và nộp thuế đúng hạn
  • Gia tăng các thủ tục về hành chính, pháp lý, thuế…

Bạn nên cân nhắc khá nhiều về chi phí cho bộ phận kế toán và pháp lý của công ty, để tránh phát sinh các soi sót về kế toán – thuế.

Với tóm tắt những lưu ý khi thành lập công ty trên đây, chúng tôi hy vọng bạn có sự chuẩn bị tốt và đầy đủ kiến thức khi thành lập công ty.

Liên hệ ngay: 0902 355 922 (Mr. Cảnh)
Để được tư vấn miễn phí và đăng ký dịch vụ.

 

Hotline: 0902.355.922