Cách chọn loại hình doanh nghiệp

Cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất và tốt nhất là căn cứ vào số thành viên sáng lập của công ty. Bạn không nên quá băn khoăn về loại hình, thực tế thì quản lý chúng khá giống nhau.

Cach Chon Loai Hinh Doanh Nghiep

Có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến là:

  • Doanh nghiệp tư nhân (chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân)
  • Công ty TNHH một thành viên (phổ biến nhất)
  • Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên.
  • Công ty hợp danh.
  • Công ty cổ phần.

Ngoài ra, còn có loại hình hợp tác xã. Loại hình này được quy định riêng tại Luật hợp tác xã 2012.

Chọn loại hình doanh nghiệp dựa vào số lượng thành viên

Như đã đề cập ở trên, cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp tốt nhất và chính xác nhất là dựa trên số lượng thành viên góp vốn.

√ Chỉ có 1 thành viên góp vốn

Nếu chỉ có 1 thành viên góp vốn và điều hành thì chọn 1 trong 2 loại hình sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân (Chịu trách nhiệm vô hạn)
  • Công ty TNHH một thành viên (Chịu trách nhiệm hữu hạn, ưu tiên chọn)

Trong đó, doanh nghiệp tư nhân mang tính rủi ro cao hơn do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Vì vậy, nên ưu tiên chọn Công ty TNHH một thành viên để giảm thiểu rủi ro.

Phân biệt Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên.

Doanh nghiệp tư nhânCông ty TNHH một hành viên
Ưu điểm- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp
- Có quyền quyết định đối với cơ cấu tổ chức của công ty
- Có quyền hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Có chế độ trách nhiệm hữu hạn: Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký.
- Chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân, tổ chức
- Có cơ cấu tổ chức quản lý công ty tinh gọn, hiệu quả
- Chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất.
Nhược điểm- Không có tư cách pháp nhân
- Chủ sở hữu chỉ có thể là cá nhân.
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất
- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Như vậy, ta thấy Doanh nghiệp tư nhân có rất nhiều hạn chế. Trong thực tế, công ty TNHH một thành viên luôn được ưu tiên lựa chọn.

√ Có 2 thành viên tham gia thành lập

Trường hợp có 2 thành viên tham gia thành lập, thì chọn một trong 2 loại hình sau:

  • Công ty TNHH 2 thành viên (ưu tiên chọn)
  • Công ty hợp danh

Phân biệt Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty hợp danh.

Công TNHH 2 thành viênCông ty hợp danh
Ưu điểm- Có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký.
- Cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tư cách pháp nhân.
- Không giới hạn số thành viên tham gia góp vốn.
Nhược điểm- Hạn chế số lượng tối đa là 50 thành viên.
- Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh.
- Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân.
- Công ty có hai chế độ trách nhiệm: trách nhiệm hữu hạn (đối với thành viên góp vốn) và trách nhiệm vô hạn (với thành viên hợp danh)
- Thành viên góp vốn không có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
- Không được phát hành chứng khoán.
- Cơ cấu tổ chức phức tạp do phải minh bạch tài sản góp vốn của thành viên và tài sản công ty.

Như vậy, nên chọn loại hình Công ty TNHH 2 thành viên do có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn và có sự minh bạch về góp vốn của thành viên.

√ Có từ 3 thành viên góp vốn

Trường hợp có từ 3 thành viên góp vốn, thì chọn

  • Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên
  • Hoặc, Công ty cổ phần.

Phân biệt Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần.

Công TNHH có 2 thành viên trở lênCông ty cổ phần
Ưu điểm- Có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký.
- Cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tư cách pháp nhân.
- Không giới hạn số cổ đông tốt đa.
- Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Nhược điểm- Hạn chế số lượng tối đa là 50 thành viên.
- Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.
- Bộ máy quản lý điều hành rất phức tạp, cồng kềnh.

Hai loại hình này ưu và nhược điểm riêng, không có loại nào có ưu điểm vượt trội hơn. Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, thành viên cân nhắc để chọn loại hình phù hợp nhất.

Trên đây là thông tin và hướng dẫn về cách chọn loại hình doanh nghiệp dễ dàng và chính xác nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác. Vui lòng liên hệ với Thuế Ánh Dương, chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm

Những lưu ý khi thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty Trọn Gói Bà Rịa Vũng Tàu

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Vũng Tàu

Dịch vụ kế toán trọn gói Bà Rịa Vũng Tàu

 

Hotline: 0902.355.922