Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Nếu công ty của bạn đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh cũng như vận hành, bạn nên ưu tiên lựa chọn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh để cắt giảm chi phí và lập kế hoạch phát triển mới.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là một trong những thủ tục đơn giản nhất, có thể thực hiện qua mạng. Vì vậy, thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như những tỉnh thành khác đều tương đối giống nhau.

Thủ tục tạm ngưng kinh doanh đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, cả 2 đều đơn giản và dễ thực hiện. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn chọn loại hình cho phù hợp nhé.

Một số điểm cần chú ý về tạm ngừng kinh doanh

# Đối với hộ kinh doanh

1/ Nếu tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

2/ Nếu tạm ngừng dưới 30 ngày thì không cần thông báo.

3/ Thời hạn tạm ngừng: vô thời hạn.

4/ Mức phạt tiền nếu không thông báo:

  • Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 06 tháng): 500.000 – 01 triệu đồng.
  • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo: 01 – 02 triệu đồng.
  • Phạt bổ sung: Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

(Căn cứ Điều 91 Nghị định 01/2021, Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

# Đối với doanh nghiệp

1/ Thông báo 3 ngày trước khi ngày tạm ngừng kinh doanh (Luật doanh nghiệp 2020). Trước đây là 15 ngày, nay rút ngắn còn 3 ngày.

2/ Chỉ cần thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Hệ thống sẽ tự cập nhật thông tin. Không cần thực hiện tạm ngừng tại cơ quan thuế và các cơ quan khác.

3/ Phải làm thông báo tạm dừng hoạt động đối với chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh… trước khi tiến hành tạm ngừng hoạt động công ty. Thủ tục tương tự như tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty.

4/ Thời gian tạm ngừng hoạt động: Không quá 1 năm và không được dừng hoạt động quá 2 năm liên tiếp. Cụ thể, chỉ đăng ký tạm dừng được tối đa 1 năm. Nếu năm tiếp theo, công ty tiếp tục tạm dừng hoạt động thì làm lại thủ tục này. Nếu tổng thời gian tạm dừng liên tiếp đủ 2 năm, thì công ty bắt buộc phải hoạt động trở lại, hoặc phải làm thủ tục giải thể.

5/ Nghĩa vụ về nợ và thuế: trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.

6/ Trường hợp được miễn kê khai thuế, quyết toán thuế: Nếu công ty tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính (VD từ: 01/01-31/12), thì không phát sinh nghĩa vụ thuế: Không phải kê khai, nộp thuế môn bài, thuế GTGT, TNCN, báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế.

7/ Trường hợp phải kê khai thuế, quyết toán thuế: Nếu công ty tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, thì phải nộp lệ phí môn bài, Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, TNCN…cho phần thời gian chưa đăng ký tạm ngừng trong năm.

8/ Mức phạt tiền:

  • Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.
  • Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.
  • Phạt bổ sung: Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm).

(Căn cứ Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu và những nơi khác là giống nhau. Chỉ khác ở địa chỉ nộp hồ sơ nếu nộp hồ sơ giấy thôi. Nên dù ở địa điểm nào thì bạn cũng có thể tham khảo bài viết này.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chỉ khác nhau ở 2 loại hình là hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn, bạn nhớ chọn thủ tục cho đúng nha.

# Thủ tục tạm ngừng đối với hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng dành cho hộ kinh doanh

Hồ sơ gồm:

  1. Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh (Phụ lục III – 4 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.
  3. Bản sao giấy tờ nhân thân của chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể.
  4. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình trực tiếp thành lập hộ kinh doanh. (Mẫu văn bản ủy quyền cá nhân)

Số lượng hồ sơ: 2 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn phải nộp hồ sơ cho 2 nơi gồm:

# Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

  1. Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch. (Ưu tiên chọn cách này)
  2. Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

# Cơ quan thuế trực tiếp quản lý: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa.

Lệ phí: Miễn phí

Bước 3: Nhận kết quả

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thủ tục.

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Như vậy là bạn đã thực hiện xong thủ tục tạm ngừng dành cho hộ kinh doanh. Trong trường hợp bạn muốn hoạt động lại trước thời hạn thì làm thông báo hoạt động lại, cũng tương tự như vậy.

# Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh dành cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Quyết định tạm ngừng kinh doanh của người đại diện pháp luật. (Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh)
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh (nếu có)
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (Nếu người đại diện pháp luật thực hiện thủ tục này thì không cần văn bản ủy quyền, Download mẫu)

Điền đầy đủ thông tin mẫu trên, ký tên, đóng dấu. In làm 2 bộ hồ sơ: 1 bộ gửi cơ quan đăng ký kinh doanh, 1 bộ lưu trữ tại công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ

#Chỉ cần nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh, không phải nộp cho cơ quan thuế.

Có 3 cách nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ giấy tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố.
  • Nộp online qua mạng điện tử bằng tài khoản đăng ký kinh doanh tại địa chỉ dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Với cách này, bạn cần phải nộp thêm hồ sơ giấy và nhận kết quả theo ngày trên phiếu hẹn.
  • Nộp online qua mạng điện tử bằng chữ ký số điện tử của công ty tại địa chỉ dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Đây là cách khuyên dùng, tiết kiệm thời gian đi lại nhất. Bạn không cần phải mất thời gian nộp hồ sơ giấy, chỉ cần đến nhận kết quả theo phiếu hẹn được gửi qua email.

Lệ phí: Miễn phí

Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc

#Video hướng dẫn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh qua mạng

Như vậy là bạn đã hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đây là thủ tục rất đơn giản và dễ dàng được chấp nhận. Bạn hoàn toàn có thể tự làm được. Trường hợp công ty hoạt động lại trước thời hạn thì làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại.

Trên đây là tất cả thông tin về thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với Thuế Ánh Dương để được giải đáp.

Hotline: 0902.355.922