Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể rất đơn giản. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh hoặc đang mở cửa hàng thì đăng ký hộ kinh doanh là một quyết định thận trọng và đúng đắn.
Quy định mới về hộ kinh doanh 2021
Trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể, bạn cần nắm một số quy định mới như sau:
1/ Chỉ có 2 đối tượng được phép thành lập hộ kinh doanh gồm:
- Một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Các thành viên hộ gia đình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
Đối tượng bị loại bỏ, không được phép thành lập hộ kinh doanh kể từ ngày 04/01/2021: “một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
Căn cứ pháp lý:
- Khoản 1, điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
- Khoản 1, Điều 66, Nghị định 78/2015/NĐ-CP
2/ Người kinh doanh thời vụ không phải đăng ký hộ kinh doanh.
“Người kinh doanh thời vụ” là trường hợp mới không phải đăng ký hộ kinh doanh được thêm vào khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP,
3/ Hộ kinh doanh được thuê trên 10 lao động
Trước đây, hộ kinh doanh chỉ được thuê tối đa 9 lao động.
Tuy nhiên, theo quy định mới, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã không đề cập đến vấn đề giới hạn lao động.
Vì vậy, từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn về số lượng lao động và có thể thuê từ 10 lao động trở lên.
Trên đây là những quy định mới năm 2021 cần phải chú ý khi đăng ký hộ kinh doanh năm 2021. Ngoài ra, còn một số quy định mới khác, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Những quy định mới về hộ kinh doanh năm 2021
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể khá đơn giản, đăng ký tại Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện, nơi bạn đăng ký địa chỉ cho hộ kinh doanh.
1/ Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể, gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh (nếu có)
Khi điền hồ sơ, bạn nên tra cứu thêm mã ngành nghề để đăng ký tại đây.
2/ Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Bộ phận một cửa – cơ quan đăng ký kinh doanh (UBND) cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Lệ phí: 100.000 đ/ lần
3/ Thời hạn giải quyết
Sau 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh là một quyết định thận trọng và đúng đắn
Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, thì chọn loại hình hộ kinh doanh là một quyết định thận trọng và đúng đắn vì các ưu điểm sau:
- Thủ tục pháp lý cực kỳ đơn giản (đơn giản nhất trong tất cả các loại hình)
- Được ưu đãi về thuế (miễn toàn bộ thuế nếu doanh thu dưới 100 triệu/ năm)
- Mô hình quản lý đơn giản.
- Sử dụng phương pháp thuế khoán (không phải kê khai, báo cáo thuế, báo cáo tài chính…)
- Thành lập và giải thể rất đơn giản.
Bạn có thể tham khảo sử khác biệt giữa hộ kinh doanh và công ty qua bài viết: Thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?
Trên đây là hướng dẫn về đăng ký giấy phép hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với Thuế Ánh Dương, chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm